Giới thiệu chung
LỜI GIỚI THIỆU XÃ PHÚ LONG
Phú Long là xã thuần nông thuộc huyện Phú Tân, cách trung tâm của huyện trên 25km. Vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Long Sơn, thị xã Tân Châu và xã Phú Lâm; phía Tây giáp xã Phú Hiệp và Hòa Lạc; phía Nam giáp xã Phú Thành; phía Bắc giáp phường Long Phú và Xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu.
Tổng diện tích tự nhiên 2,220,24 ha , diện tích sản xuất nông nghiệp 2,038,87 ha, toàn vùng khép kính đê bao sản xuất 03/năm với 02 HTX NN.
Dân số toàn xã có 1271 hộ với 5.210 nhân khẩu, mặt độ dân số 273 người/km2, nhân khẩu bình quân 04 người/hộ, trong đó có 3269 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,74% so với dân số. Về cơ cấu dân số người Kinh chiếm 99,82%, người Khmer chiếm 17,27%; có khoản 90% Nhân dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Địa giới hành chính của xã có 03 ấp: (Phú Đông, Long Hậu, Phú Tây) với 24 tổ tự quản, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp, còn lại là các ngành nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ với quy mô nhỏ.
Kết cấu hạ tầng, cầu, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng và nâng chất đảm bảo thông suốt, tuyến trục lộ sau kênh thần nông được nhựa hóa phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giúp địa phương phát triển toàn diện về mọi mặt.
Quá trình hình thành và phát triển:
Phú Long là xã đầu nguồn huyện Phú Tân, được thành lập vào năm 1984 chia cắt từ xã Phú Lâm, Phú Thành và long Sơn. Tổng diện tích tự nhiên 2,220,24 hecta, diện tích sản xuất nông nghiệp 2,038,87 hecta chủ yếu là trồng lúa, nếp. Từ năm 2008 đã khép kín toàn vùng lên sản xuất vụ 3 đã tạo điều kiện cho thu nhập cho ngườ dân, toàn xã có 3 ấp, có 1291 hộ với 5032 nhân khẩu. Xã Phú Long được thành lập sau cùng của huyện Phú Tân, dân cư thưa thớt, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng ủy, điều hành của UBND cùng với sự chung tay của người dân đã đưa kinh tế phát triển vượt bậc và ổn định, tiếp tục tăng trưởng về mọi mặt đời sống người dân ngày được nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần, bình quân thu nhập đầu người 52 triệu đồng người/ năm, cơ sở hạ tầng được đầu tư đường giao thông chính được láng nhựa và các tuyến đường phụ đều được rãi đá, xã có 100% hộ sử dụng điện, 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, lĩnh vực van hóa xã hội từng bước phát triển cả chiều rộng, lẫn chiều sâu các trường điều đạt trường tiên tiến và đạt chuẩn phổ cập, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, công tác an sinh xã hội được tổ chức thực hiện đồng bộ góp phần giảm nghèo bền vững, đến nay tỷ lện hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,5% đến 2% theo chuẩn nghèo đa chiều, công tác Quốc phòng an ninh được chú trọng và thường xuyên củng cố hoạt động khá tốt, tiêu chí nông thông mới hàng năm đều tăng đến nay xã đạt 11/19 tiêu chí, 40/49 chỉ tiêu. Với sự đoàn kết thống nhất cả hệ thống chính trị và sự chung tay, chung sức của người dân quyết tâm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc và từng bước phát triển.